![]() |
Vương cung thánh đường Đức Mẹ La Vang tọa lạc ở xã Hải Phú, Hải Lăng, Quảng Trị. Thời chúa Nguyễn, nơi đây thuộc Dinh Cát, một trong mười hai dinh của xứ Đàng Trong. Có nhiều cách lý giải về cái tên La Vang, hoặc đó là cách gọi nhau (la to vang xa) khi vùng này là chốn thâm u, hoặc gọi trại ra từ "lá vằng", loại cây thuốc hiện được trồng nhiều trong khuôn viên thánh địa. |
![]() |
Chính giữa thánh địa là Vương cung Thánh đường cũ, được xây từ năm 1924, đến năm 1929 hoàn thành. Công trình gồm hai tầng mái, hai cánh thánh giá và hai tầng tháp chuông. |
![]() |
Năm 1972, Vương cung Thánh đường bị bom đạn tàn phá nặng nề, chỉ còn lại di tích tháp chuông. |
![]() ![]() ![]() ![]() |
Thêm nhiều năm trải qua mưa nắng, rêu phong dần che phủ lên những tầng gạch đỏ. Chỉ còn một đôi chỗ sót lại lớp vữa trát xi măng quét vôi vàng. |
![]() |
Tháp chuông cổ được thiết kế theo kiến trúc Roman cổ điển với các mái vòm và ô cửa sổ nhỏ hình bán nguyệt. |
![]() |
Toàn bộ phần mái ngói được lợp trong đợt trùng tu năm 1959 đã không còn. Hiện nay, một lớp tôn được tạo nên, cùng nhiều nỗ lực gia cố khác, nhằm bảo trì công trình cổ kính và nhiều giá trị lịch sử. |
![]() |
Mỗi năm ước tính hàng trăm nghìn người hành hương về Thánh địa La Vang và cầu nguyện dưới chân linh đài Đức Mẹ. "Kiệu", tức lễ hội hành hương chính được tổ chức vào ngày 15/8 hàng năm. Cứ 3 năm lại có một "Kiệu" lớn, gọi là "Đại hội La Vang". |
![]() |
Ngoài việc tỏ lòng thành kính, những người hành hương còn cầu xin ơn lành từ Đức Mẹ và tìm sự an bình nơi thánh địa. |
![]() |
Sau lưng linh đài Đức Mẹ La Vang là nơi tôn vinh các Thánh Tử vì Đạo. |
![]() |
Điểm nhấn của Trung tâm hành hương Đức Mẹ La Vang là công trình Vương cung Thánh đường mới, được khởi công xây dựng từ năm 2012 trên mặt bằng có diện tích 13.464 m2. Đây là dự án xây dựng lớn nhất của giáo hội Công Giáo Việt Nam từ trước tới nay. |