Tư vấn xây dựng
Cập nhật: 03-08-2022 | Lượt xem: 298 | Tư vấn xây dựng
Khi xây dựng nhà ở hay triển khai một dự án lớn, người ta thường chọn ngày tốt để xây cất cho mỗi giai đoạn từ khởi công đến hoàn thiện. Điều này giúp mọi việc trở nên thuận lợi và suôn sẻ hơn. Trong đó, cất nóc cũng được xem là giai đoạn vô cùng quan trọng.
Cất nóc là nghi lễ không thể thiếu trong xây dựng. (Ảnh minh họa)
Lễ cất nóc (tên tiếng Anh: topping out) là một nghi thức rất được coi trọng trong xây dựng nhà ở hoặc các công trình xây dựng thuộc dự án lớn.
Cất nóc là nghi thức được thực hiện vào ngày đổ bê tông mái sàn của tòa nhà. Lễ cất nóc sẽ được thực hiện khi đơn vị thi công đã hoàn tất việc xây dựng phần thô của ngôi nhà, ngoại trừ phần nóc. Với các dự án xây dựng tòa nhà chung cư thì lễ cất nóc được tổ chức rất to. Một khoảng thời gian tiếp theo sau lễ cất nóc thì dự án sẽ chính thức được đưa vào hoạt động.
Lễ cất nóc có nguồn gốc từ Âu – Mỹ từ lâu sau đó du nhập vào Việt Nam và trở thành nghi thức không thể thiếu khi xây dựng công trình.
Đối với những công trình nhà ở nhỏ, nghi lễ cất nóc có ý nghĩa mang đến sự yên ổn, may mắn và thành đạt.
Đối với các dự án, công trình xây dựng, cất nóc đóng vai trò quan trọng với chủ đầu tư, cổ đông và khách hàng. Nó đánh dấu sự hoàn thiện phần thô của dự án. Theo đó, chủ đầu tư, cổ đông và khách hàng sẽ cùng tham dự vào buổi lễ để cùng nhau thể hiện lòng thành. Đây cũng là dịp để các bên khẳng định được uy tín của mình trong việc xây dựng các công trình chất lượng cùng với tiến độ thi công của dự án.
Chọn ngày giờ tốt
Chọn ngày lành tháng tốt luôn là việc quan trọng với hầu hết các lễ cúng và lễ cất nóc cũng vậy. Theo các chuyên gia về phong thủy, chọn ngày cất nóc cần tránh các ngày bách kỵ, bao gồm: nguyệt kỵ, dương công kỵ, sát chủ, tam nương, thụ tử. Vì đây đều là những ngày rất xấu, không phù hợp để thực hiện các lễ nghi quan trọng.
Theo đó, trong một năm có ngày hoàng đạo, ngày hắc đạo, giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo. Ngày hoàng đạo là ngày các vị thần tốt đang cai quản và phát huy hết năng lực của mình. Lòng tốt luôn mang lại những ảnh hưởng tích cực. Vì vậy, ngày hoàng đạo được coi là một trong những ngày đẹp nhất, rất thích hợp cho việc cưới hỏi, khánh thành, động thổ hay xuất quân.
Tương tự như ngày hoàng đạo, giờ hoàng đạo là thời điểm các sao tốt chiếu mệnh, mang đến nhiều may mắn, thịnh vượng. Làm gì cũng vậy, xem ngày rồi mới đến xem giờ, đảm bảo hài hòa yếu tố tâm linh sẽ giúp chúng ta vững tâm hơn khi đối mặt với thử thách, sóng gió.
Chuẩn bị mâm lễ
Tùy theo điều kiện của gia chủ và phong tục của vùng miền mà gia chủ sẽ sắp lễ cho phù hợp. Nhưng cơ bản phải có đủ các lễ vật cúng như sau:
– 01 con heo quay hoặc 01 con gà luộc
– 01 đĩa xôi hoặc bánh chưng
– 01 đĩa muối
– 01 đĩa gạo
– 01 chén nước
– 05 chén rượu
– 05 chén trà
– 01 bao thuốc lá
– 05 chiếc oản
– 01 đĩa trầu cau
– 01 đĩa trái cây (3 hoặc 5 quả)
– 09 bông hoa
– Tiền vàng
– Quần áo quan thần
– Một số món mặn tùy ý như đồ xào, canh,…
Tiến hành làm lễ
Sau khi đã chọn được ngày giờ tốt và chuẩn bị mâm lễ, gia chủ sẽ bày biện lễ vật và đặt mâm cúng theo hướng phù hợp. Sau đó gia chủ sẽ thắp hương và đọc bài văn khấn. Khi hương tàn sẽ mang vàng mã đi đốt và rải muối, gạo “bố thí” cho các vong linh.
Trước khi tiến hành lễ cất nóc phải chọn ngày giờ tốt, sau đó là chuẩn bị mâm cúng và tiến hành làm lễ. (Ảnh mihh họa)
Như đã đề cập ở trên, trước khi làm lễ cất nóc phải chọn ngày lành, tháng tốt và chuẩn bị đầy đủ lễ vật, tiến hành theo trình tự. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý:
– Chọn ngày tốt, giờ tốt để làm lễ cất nóc nhà. Theo quan niệm văn hóa tâm linh của người Việt Nam, việc chọn được ngày, giờ đẹp để làm lễ thì mọi việc sẽ được thuận lợi, như ý.
– Chuẩn bị mâm cúng lễ cất nóc nhà đầy đủ theo những gợi ý trên hoặc theo phong tục của từng vùng miền tại địa phương nơi bạn sinh sống.
– Thể hiện sự thành tâm trong lúc làm lễ. Lễ cất nóc phải diễn ra trong không khí trang nghiêm, tuyệt đối không được cười đùa.
– Tránh làm đổ vỡ, xô lệch mâm cúng trong khi làm lễ.
– Nên mời những người hợp tuổi, hợp mệnh với gia chủ cùng tham gia lễ cất nóc.
– Nên xem dự báo thời tiết để tránh trường hợp phải làm lễ cất nóc trong điều kiện thời tiết xấu như mưa gió, bão bùng. Nếu dự báo có mưa bão thì bạn nên lựa chọn một ngày đẹp khác để làm lễ cất nóc để mọi việc diễn ra suôn sẻ nhất.
Trần Thùy (TH)
TÌM KIẾM THEO YÊU CẦU
NHÀ ĐẤT THEO QUẬN HUYỆN